T5, 09 / 2018 3:39 sáng | f642f9a866e73f7bf91a8c5d307d10db

Theo thống kê của Hiệp hội tiêu hóa Việt Nam, có tới hơn 15-20% người Việt Nam có nguy cơ mắc bệnh đại tràng nhưng hầu hết không phát hiện và điều trị sớm. Bệnh viêm đại tràng gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, cũng như gây hiểm họa khôn lường docó thể dẫn đến ung thư đại tràng – 1 trong 5 căn bệnh ung thư gây tử vong đáng sợ nhất ở Việt Nam.  Vì vậy cần có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Đây là 5 triệu chứng viêm đại tràng phổ biến nhất:

Các triệu chứng của viêm đại tràng sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại viêm đại tràng, nhưng các triệu chứng thường liên quan đến đau bụng và tiêu chảy có mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Vì viêm ở lớp lót bên trong đại tràng, lớp cơ bị chứng co thắt không đều. Điều này dẫn đến chuột rút như đau bụng, triệu chứng chính của viêm đại tràng. Đau này có thể kéo dài hoặc lẻ tẻ, và thường thấy ở vùng bụng dưới. Trong hầu hết các trường hợp viêm đại tràng, cơn đau tăng dần, đi kèm với cảm giác buồn đi ngoài, sau đi ngoài cơn đau giảm.

  • -Tiêu chảy là một triệu chứng phổ biến khác của viêm đại tràng, và cũng là do các cơ co thắt không bình thường. Các cơn co thắt của đại tràng làm cho chất thải bên trong đại tràng di chuyển nhanh, đại tràng không kịp hấp thu nước để hình thành khuôn phân, dẫn đến tiêu chảy.  
  • -Có thể có máu trong phân. Các vết viêm loét có thể gây chảy máu tiêu hóa. Ngoài ra, tiêu chảy thường xuyên và kéo dài có thể gây bệnh trĩ, dẫn đến có máu trong phân.
  • -Có nhầy trong phân, chướng bụng, đầy hơi.
  • -Đau bụng, đi ngoài sau khi ăn một số đồ ăn nhất định như đồ tanh, đồ lạ, đồ dầu mỡ, bia rượu, café…

5 cách chữa viêm đại tràng bằng dân gian hiệu quả:

  1. Lô hội:

Nhựa lá lô hội có tác dụng nhuận tràng, chống viêm, kháng khuẩn, giúp đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm đại tràng và làm giảm  các triệu chứng bệnh.

Người bệnh hái 5 lá lô hội tươi về rửa sạch và dùng dao gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài đi, lấy phần ruột phía trong đem cắt nhỏ ra và xay nhuyễn cùng 500ml mật ong. Uống 3 lần trong ngày, mỗi lần uống từ 20-30ml, liên tục trong vòng 1-2 tuần, giảm các triệu chứng các bệnh về đại tràng và bệnh thuyên giảm dần.

  1. Lá mơ lông:

Theo Đông y thì lá mơ lông tính mát, có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ, đầy bụng, khó tiêu, … Còn theo Y học hiện đại thì trong lá mơ lông có chứa nhiều protein, carotene, vitamin C và tinh dầu, có tác dụng ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn, chống co thắt đại tràng hiệu quả.

Cách dùng:  sử dụng khoảng 30 – 50 g lá mơ lông đã rửa sạch và thái nhỏ, trộn đều với hai lòng đỏ trứng gà (lưu ý không lấy lòng trắng vì nó có nhiều chất khó tiêu),  đổ hỗn hợp này lên lá chuối đã được lót ở đáy chảo, rồi nướng chín bằng lửa nhỏ. Dùng ăn ngày 3 lần, thực hiện liên tục cho đến khi khỏi bệnh.

chua-viem-dai-trang-bang-dan-gian

  1. Nghệ:

Nghệ được biết đến với tác dụng giảm đau bụng và làm dịu đường tiêu hóa, kích thích các enzym tiêu hóa, ngoài ra nghệ còn có các chất chống viêm và có thể làm giảm tiêu chảy.

Người bệnh lấy 50 g nghệ tươi đem rửa cho thật sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi đem giã nát và lọc lấy nước cốt. Trộn đều 3 thìa mật ong chung với nước cốt nghệ, chia thuốc làm 2 lần, uống trước các bữa ăn sáng và tối.

  1. Hạt vừng đen:

Vừng đen chứa nhiều chất xơ và hàm lượng acid béo chưa bão hòa có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa. Đồng thời nó có chứa nhiều tinh dầu, kích thích hình thành dịch mật tiêu hóa thức ăn, khả năng kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể nên rất thích hợp để chữa viêm đại tràng và bảo vệ hệ đường ruột và cải thiện tiêu hóa.

Vừng đen 40g đem nướng trong nồi nóng cho đến khi mè có hương vị. Trộn 1 muỗng canh (15g) vừng đen với 1/3 muỗng canh (5ml) mật ong. Uống hai lần một ngày trong một tháng.

  1. Củ riềng:

Riềng có vị cay tính ấm và có tác dụng ôn trung tán hàn, chống nôn chỉ tả, làm ấm tỳ vị, tăng cường chức năng của tỳ thổ, nên nó có hiệu quả cao trong việc điều trị viêm đại tràng.

Người bệnh chuẩn bị khoảng 20g riềng tươi và 20g lá lốt, làm sạch, thái nhỏ. Cho tất cả vào ấm sắc thuốc, đổ nước, đun sôi khoảng 3 phút sau đó tắt bếp, để nguội, để dùng dần trong ngày, mỗi lúc uống một bát nhỏ.

Ưu nhược điểm của những bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng.

  • Ưu điểm:

– Nguyên liệu dễ kiếm: Hầu hết các vị thuốc dân gian chữa bệnh viêm đại tràng đều có sẵn trong vườn nhà hoặc có bán sẵn ở nhiều nơi nên rất tiện lợi cho người bệnh.

– Các vị thuốc dân gian không có tác dụng phụ, an toàn cho sức khỏe người bệnh: Các vị thuốc tự nhiên đều khá lành tính nên người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không lo gặp phải tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc tây.

– Tiết kiệm chi phí chữa trị cho người bệnh.

  • Nhược điểm:

– Thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chứ không có thể trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng.

– Các bài thuốc dân gian thường lâu cho hiệu quả, đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh.

– Thuốc có thể có tác dụng tốt với người này nhưng lại không có tác dụng với người khác tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân.

Chính vì thế để điều trị dứt điểm bệnh đại tràng, người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm Đông y uy tín trên thị trường. Ngoài việc làm giảm nhanh các triệu chứng, thì các sản phẩm này có công năng giúp phục hồi, tái tạo niêm mạc đại tràng, phục hổi hệ vi sinh vật đường ruột giúp bệnh khỏi hoàn toàn.

 

Bài viết cùng chuyên mục