Mía là một món ăn vặt mùa hè mà được rất nhiều người yêu thích. Bà bầu có nên ăn mía hay không? Cách ăn mía phù hợp cho bà bầu như thế nào để không làm ảnh hưởng đến thai nhi? Bạn sẽ có được câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì khi mang thai các bà bầu vẫn có thể ăn mía đấy nhé. Trong mía ngoài thành phần nước và đường phong phú, nó còn chứa các loại vitamin, lipit, protein, axit hữu cơ, canxi, sắt, chúng cực kỳ hữu ích cho sự trao đổi chất của cơ thể con người.
Ngoài vị ngọt và hương thơm thanh mát giúp ngon miệng, thì mía thực sự còn là món ăn tương đối an toàn cung cấp nhiệt lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với người bình thường đã phải hạn chế ăn thì những bà bầu cũng chỉ nên ăn với mức độ ít thôi nhé.
Bởi mía có chứa một lượng lớn thành phần đường, cho nên nếu ăn nhiều thì đường huyết sẽ tăng cao, đặc biệt với bà bầu thì càng phải thận trọng hơn, nếu quá lạm dụng và không có cách ăn uống khoa học sẽ rất dễ rơi vào chứng tiểu đường trong thai kỳ. Không chỉ vậy mà mía còn có tính hàn lạnh, nếu thai phụ vốn có bệnh đau bụng do nhiễm lạnh hoặc tỳ vị hư hàn thì chỉ nên thưởng thức một lượng mía hạn chế, hoặc tốt nhất là không ăn.
Quan trọng hơn là nếu như đường huyết trong cơ thể bà bầu nếu vượt quá giới hạn bình thường sẽ thúc đẩy tụ cầu khuẩn trên da sinh sôi, dễ dẫn đến tình trạng da nổi những mụn nhọt nhỏ. Nếu khuẩn bệnh xâm nhập vào sâu bên trong da còn có thể gây ra chứng máu nhiễm khuẩn, đe dọa môi trường sống của thai nhi.
+ Không nên ăn mía bị hỏng
Cây mía đã bị đổi màu khác thường, hoặc có một đoạn bắt đầu bị hỏng, thối rữa dù do bất cứ nguyên nhân nào thì độc tính của nó đều rất cao. Lúc này cây mía có thể chứa độc tố thần kinh 3-Nitropropionic acid, nếu trúng độc có thể gây ra tổn thương cho hệ thống thần kinh. Nếu mẹ bầu có các hiện tượng như nôn, đau đầu, chóng mặt, mờ mắt, tứ chi tê cứng sau khi ăn mía khoảng từ 2 đến 8 tiếng thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
+ Nên ăn mía khi còn mới:
Do mía có thể để trong thời gian khá lâu nên nhiều người lạm dụng tích trữ mà không nghĩ đến tác dụng tiêu cực của nó đối với sức khỏe. Mía để lâu dù còn ăn được vẫn dễ bị biến chất, dễ thấy nhất là cây mía bắt đầu xuất hiện các đốm có màu trắng.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu chỉ nên ăn mía khi còn tươi, nếu có điều kiện thì trồng tại nhà để thưởng thức, nếu mua mía cây hoặc nước mía bên ngoài thì chỉ nên chọn nơi bán đáng tin cậy.
+ Nếu mẹ bầu đang mắc các bệnh như viêm loét dạ dày mãn tính, tiêu hóa không tốt hoặc tiểu đường thì nên tránh dùng mía.
+ Sử dụng mía và sữa bò: Bạn ép mía tươi lấy nước, cho thêm sữa bò vừa đủ, khuấy đều và có thể thưởng thức với đá lạnh. Sữa bò có thể làm giảm hàn tính của mía, có công hiệu đáng kể đối với bà bầu ở giai đoạn cuối thai kỳ, giúp mẹ cải thiện các chứng khô miệng, táo bón, làm trắng và đẹp da.
+ Mía và gừng: Bạn trộn đều hỗn hợp nước ép mía và gừng rồi đem nấu cách thủy, để nguội và thưởng thức. Thức uống này thích hợp cho bà bầu bị nôn ói do vị hư trong thai kỳ, ngoài ra còn giúp nhuận phổi, thanh nhiệt, làm ấm dạ dày.
Cửa nhôm Xingfa là sản phẩm cửa chính được làm từ hợp kim nhôm cao…
Quạt hướng trục hiện nay đang rất được ưa chuộng, dần trở nên thịnh hành…
Sau thời gian dài sử dụng, các bộ phận trên xe sẽ có những thay…
Hệ thống điện trên ô tô đóng vai trò như “hệ thần kinh trung ương”…
Các dòng xe ô tô điện 5 chỗ được người tiêu dùng quan tâm khi…
Vết chân chim ở mắt là tình trạng xuất hiện nhiều khi da bắt đầu…