Các bệnh viện như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên phải đón nhận các trường hợp cấp cứu trẻ bị ngộ độc thuốc. Thống kê một số trường hợp cấp cứu trẻ bị ngộ độc thuốc trong thời gian gần đây tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. HCM cho thấy tình trạng ngộ độc thuốc ở trẻ em đã lên đến mức báo động.
Một ca cấp cứu ngộ độc thuốc tại Bệnh viện Nhi đồng I. |
Ngộ độc thuốc chống nôn
Tối ngày 6/07/2008 khoa cấp cứu tiếp nhận cháu trai N. N. T. 3 tuổi, nặng 14kg, ở Quận 8, được người nhà mang đến trong tình trạng gồng ưỡn mình, ưỡn cổ, trợn mắt, nhìn lên. Nguyên nhân là do cháu bị bệnh 2 ngày, sốt nhẹ, đau họng, nôn 5-6 lần/ngày, người nhà tự mua thuốc uống, sau uống 2 liều thuốc cách nhau 4 giờ em có biểu hiện lừ đừ, tiếp xúc kém, mắt nhìn lên rồi ưỡn mình, ưỡn cổ nên gia đình đưa cháu đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có biểu hiện nghi ngờ do ngộ độc thuốc chống nôn và ghi nhận thuốc người nhà đem vào có thuốc chống nôn primperan 10mg (tên hoá học là metoclopramide) thay vì mỗi lần uống 1/6 viên người nhà cho uống 1/4 viên vì phân thuốc thành 1/6 khó quá. Ngay lập tức cháu được điều trị bằng thuốc an thần chống gồng ưỡn. Kết quả sau 12 giờ điều trị, tình trạng cháu đã được cải thiện. Ads: Tin tuyển sinh cao đẳng dược hà nội, cao đẳng dược phú thọ chính quy năm 2016
Ngộ độc thuốc ho vì chị "tập làm bác sĩ"
Ngày 27/10/ 2008, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận cháu N. H. KH, 2 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh trong tình trạng li bì, vật vã, tay chân lạnh. Trước đó khoảng 6 giờ, em được chị 5 tuổi cho uống thuốc siro ho hiệu Sedilix để ở trên bàn, thành phần bao gồm dextromethorphan, promethazine, pseudoephedrine, khoảng 30-40ml vì chị cháu "tập làm bác sĩ". Hậu quả là đến khuya người nhà thấy em vật vã, li bì, đổ mồ hôi, tay chân lạnh nên đưa em vào Bệnh viện Nhi đồng 1. Tại đây, em được rửa dạ dày để loại bỏ độc chất, cho uống than hoạt để hấp thu độc chất còn sót lại trong đường tiêu hóa và truyền dịch dinh dưỡng. Kết quả sau 12 giờ điều trị tình trạng của em được cải thiện, dần tỉnh táo.
Ngộ độc thuốc ngừa thai vì tưởng là "kẹo"
Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng đã nhận điều trị cho bé trai N.H.TH. T. 4 tuổi, ở Quận 6, được người nhà mang đến vì uống phải 8 viên thuốc ngừa thai. Mẹ cháu cho biết, trong lúc mẹ đi tắm, cháu vào phòng ngủ lục ví mẹ, lấy vỉ thuốc ngừa thai Microgynon còn 8 viên ăn hết vì tưởng là "kẹo". Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, cháu được rửa dạ dày để thải loại độc chất và cho uống than hoạt tính để hấp thu độc chất còn lại trong đường tiêu hoá, cũng như truyền dịch duy trì dinh dưỡng. Kết quả sau 6 giờ điều trị tình trạng sức khỏe của cháu cải thiện dần, tỉnh táo.
Ngộ độc do dùng thuốc kháng histamin trị sổ mũi
Bé Võ Dạ Minh C., 7 tháng tuổi, nhà ở Tân Bình, bị sổ mũi, nghẹt mũi 3 ngày. Cháu đã được đưa đi khám bệnh và uống thuốc nhưng vẫn không hết. Sốt ruột mẹ cháu lấy thuốc sổ mũi bà vẫn thường uống cho bé uống 2 lần, mỗi lần nửa viên. Khoảng 2 giờ sau khi uống liều thứ hai, bé đột ngột ưỡn cổ, mắt trợn lên, gồng hai tay liên tục, phải đưa đi cấp cứu tại địa phương, và chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 và được chẩn đoán là bị ngộ độc thuốc kháng histamin.
Nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Nhi đồng 1 cho thấy, ngộ độc thuốc kháng histamin trị sổ mũi rất thường gặp, đứng thứ hai trong ngộ độc thuốc ở trẻ em. Thuốc kháng histamin có nhiều tên khác nhau: chlorpheniramin, Pheramin, Polaramin, promethazin, Phenergan, tinset, loratadin… Ngộ độc cũng có thể là do uống đồng thời nhiều chế phẩm khác nhau có chứa kháng histamin. Ngộ độc xảy ra tập trung ở độ tuổi dưới 1 tuổi (57%) và dưới 6 tháng (47%).
Để thuốc trong tủ có khóa an toàn. Ảnh: V. H |
Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra cho con mình các bác sĩ đã khuyến cáo các bậc cha mẹ cần chú ý những điều cơ bản sau đây khi dùng thuốc cho trẻ:
– Không tự ý mua thuốc cho con uống khi chưa được bác sĩ khám và kê đơn. Cho trẻ uống uống đúng và đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý giảm hoặc tăng liều thuốc. Không sử dụng đơn thuốc cũ.
– Để thuốc ngoài tầm tay với của trẻ, tốt nhất là để thuốc trong tủ có khoá an toàn.
– Không nên uống thuốc trước mặt trẻ, trẻ sẽ để ý và bắt chước lấy thuốc uống.
– Không để thuốc hoặc bất cứ hóa chất nào (đặc biệt là xăng dầu hay thuốc trừ sâu) trong các chai nước uống, hộp kẹo, hộp đựng thức ăn đề phòng trẻ tưởng là nước ngọt hoặc kẹo.
– Không lấy các loại thuốc viên xanh đỏ cho trẻ chơi để dỗ trẻ ăn.
– Các bà mẹ đang cho con bú khi dùng thuốc phải có sự tư vấn của bác sĩ vì có một số loại thuốc có thể truyền qua sữa mẹ gây ngộ độc cho trẻ.
Nguồn: suckhoe
Cửa nhôm Xingfa là sản phẩm cửa chính được làm từ hợp kim nhôm cao…
Quạt hướng trục hiện nay đang rất được ưa chuộng, dần trở nên thịnh hành…
Sau thời gian dài sử dụng, các bộ phận trên xe sẽ có những thay…
Hệ thống điện trên ô tô đóng vai trò như “hệ thần kinh trung ương”…
Các dòng xe ô tô điện 5 chỗ được người tiêu dùng quan tâm khi…
Vết chân chim ở mắt là tình trạng xuất hiện nhiều khi da bắt đầu…