Categories: Kế toán

Hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán SAS INNOVA – Phiếu thu tiền mặt



Hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán SAS INNOVA – Phiếu thu tiền mặt
Đường dẫn: Vốn bằng tiền Sơ đồ Thu tiền mặt Thu qua ngân hàng
– Mã đơn vị: Tên đơn vị cập nhật
– Mã giao dịch: Ngầm định là 2 hoặc xoá đi nhấn ENTER để chọn mã giao dịch
• 1 – Thu chi tiết theo hoá đơn: Để quản lý được số tiền đó sẽ thu về của hoá đơn bán hàng nào? Nếu chọn mã này thì chương trình sẽ kê danh sách các hoá đơn của đối tượng khách hàng đó cho bạn lựa chọn.
• 2 – Thu của khách hàng: thu tiền của một khách hàng hoặc một mã khách hàng có chung nghiệp vụ kinh tế nhưng nhiều định khoản
• 3 – Thu của nhiều khách hàng : Thu tiền của nhiều đối tượng khác nhau trên một phiếu thu. Lúc này ô Mã khách bỏ qua mà mã khách sẽ khai báo ở cửa sổ dưới, tương ứng với mỗi định khoản là một mã khách khác nhau.

• Mã hạch toán: (Nếu ở khai báo Danh sách màn hình nhập chứng từ có khai báo sử dụng mã hạch toán) Nhấn F4 để chọn ra bút toán định khoản về thu tiền đã được xây dựng từ trước.
• Mã khách: Gõ mã khách hoặc nhấn ENTER để tìm. Bạn khai báo khách hàng nộp tiền (thu tiền công nợ, thu lại tiền tạm ứng, thu tiền vay…). Đối với các tài khoản công nợ thì mã khách phải đầy đủ và chính xác, vì nó là cơ sở để lên các báo cáo công nợ đúng.
• Địa chỉ : Chương trình tự mặc định nếu địa chỉ của khách hàng đã khai báo trong Danh mục khách hàng.
• Người nộp tiền, mã khế ước: Không bắt buộc
• Số phiếu thu: Chương trình tự đánh số hoặc gõ lại
• Ngày lập phiếu thu: Ngày nhập chứng từ
• Ngày hạch toán : Là ngày ghi chứng từ vào sổ (nếu DN áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên thì ngày lập chứng từ trùng với ngày hạch toán)
• Tỷ giá: Chương trình luôn để ở dạng mặc định tiền giao dịch là “VND” và với tỷ giá là 1. Nếu phiếu của bạn có nội dung là thu ngoại tệ thì bạn nhấn vào ô “VND”, khi đó chương trình sẽ cho bạn một màn hình “Chọn ngoại tệ” và bạn sẽ chọn một ngoại tệ trong màn hình này bằng cách di chuyển vùng sáng đến đó, đồng thời nhấn nút “Chọn”. (Lưu ý, màn hình “Chọn ngoại tệ” chỉ cung cấp cho bạn những loại ngoại tệ mà bạn đã khai báo ở “Danh mục tiền tệ”)
• Tài khoản Nợ: Phiếu thu, phiếu báo Có dùng khi có phát sinh các nghiệp vụ thu tiền mặt nhập quỹ tiền mặt hoặc ngân hàng, tài khoản ghi nợ luôn được đặt sẵn là 111, 112. Bạn sẽ nhập tài khoản phát sinh có theo từng chứng từ phát sinh.(ví dụ thu tiền bán hàng: Có TK131, 141, …)
• Tài khoản Có: Tài khoản đối ứng với TK 111, 112 của Nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
*Nếu đã chọn Mã hạch toán thì chương trình sẽ tự động cập nhật TK Có, TK Nợ.
– Phát sinh có: Số tiền phát sinh
– Diễn giải: Mô tả nghiệp vụ kinh tế phát sinh
– Vụ việc, mã tự do: Dùng để hạch toán chi tiết cho từng hợp đồng, vụ việc, sản phẩm…
Sau khi nhập liệu xong các chỉ tiêu thì nhấn nút “Lưu” để lưu phiếu thu đó.
– Trạng thái: Chọn 1- Thông tin, số liệu đã vào các sổ sách báo cáo liên quan; Chọn 2- Chứng từ đã được lưu nhưng các thông tin, số liệu chưa vào các sổ sách báo cáo liên quan (ở chế độ chờ phát sinh thực tế thu tiền về).
Để thực hiện tiếp thì chọn các ô chức năng tương ứng.
Lưu ý: Khi lập phiếu thu tiền mặt và phiếu thu qua ngân hàng chi tiết theo từng hóa đơn:
Khi thu tiền chi tiết theo hóa đơn ta phải chỉ rõ là thu tiền của hóa đơn nào. Trong trường hợp thu tiền của nhiều hóa đơn thì phải tách số tiền ra theo từng hóa đơn.
Tài khoản đối ứng sẽ là tài khoản ghi trên hóa đơn và chương trình tự động lấy tài khoản này để hạch toán.
Số tiền đã thu của hóa đơn hiện trên màn hình là tổng số tiền đã thu liên quan đến hóa đơn này trừ đi số tiền thu theo phiếu thu hiện tại. Trong trường hợp lọc chứng từ cũ ra sửa thì số tiền đã thu sẽ bao gồm cả các số tiền của các phiếu thu sau phiếu thu hiện thời.
Khi loại tiền thu trên phiếu thu khác với loại tiền trên hóa đơn bán hàng thì phải nhập số tiền quy đổi tương ứng với loại tiền ghi trên hóa đơn.
Lưu ý: Khi lập phiếu thu tiền mặt và thu qua Ngân hàng khác liên quan đến 1 khách hàng:
Trong trường hợp sử dụng mã giao dịch 2 ta cũng có thể phân bổ số tiền đã thu cho từng hóa đơn bằng cách kích chuột vào nút “Số HĐ”. Khi này chương trình sẽ cho hiện lên các hóa đơn liên quan đến khách hàng hiện thời chưa tất toán để ta thực hiện phân bổ số tiền thu cho các hóa đơn tương ứng.
Lưu ý: Khi lập phiếu thu tiền mặt và thu qua NH khác liên quan đến nhiều khách hàng:
Trong trường hợp một phiếu thu hoặc một giấy báo có liên quan đến nhiều khách thì các khách hàng sẽ được nhập ở từng dòng chi tiết.
Lưu ý chung:
Sau khi đã nhập số liệu ở phần chi tiết thì không được sửa mã giao dịch nữa. Để sửa mã giao dịch phải xóa hết các dòng chi tiết.

Tham Khảo chuyên mục khác:
Kiến thức cuộc sống
Kế toán
Kiến thức công nghệ

helios

Recent Posts

Tổng quan về cửa nhôm Xingfa

Cửa nhôm Xingfa là sản phẩm cửa chính được làm từ hợp kim nhôm cao…

2 năm ago

Những mẫu quạt hướng trục phổ biến hiện nay

Quạt hướng trục hiện nay đang rất được ưa chuộng, dần trở nên thịnh hành…

2 năm ago

Tổng hợp những lỗi xe được bảo dưỡng miễn phí và các mốc cần bảo dưỡng xe

Sau thời gian dài sử dụng, các bộ phận trên xe sẽ có những thay…

2 năm ago

Các bộ phận cấu tạo nên hệ thống điện trên ô tô và chức năng tương ứng

Hệ thống điện trên ô tô đóng vai trò như “hệ thần kinh trung ương”…

2 năm ago

Chi tiết những mẫu ô tô điện 5 chỗ nổi bật nhất 2023

Các dòng xe ô tô điện 5 chỗ được người tiêu dùng quan tâm khi…

2 năm ago

Làm sao để xóa vết chân chim ở mắt hiệu quả lâu dài?

Vết chân chim ở mắt là tình trạng xuất hiện nhiều khi da bắt đầu…

2 năm ago