Categories: Sức khỏe bé yêu

Những cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Dưới đây là nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy mà các bà mẹ cần lưu ý:

Bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột gây nên. Bệnh gặp nhiều ở trẻ nhỏ, nhất là lứa tuổi từ 3 tháng đến 2 tuổi. Trong khoảng từ 1 – 5 tuổi, hầu hết trẻ em  đều bị  tiêu chảy cấp do Rotavirus. Tuy nhiên bệnh cũng xảy ra ở người lớn nhưng diễn biến nhẹ hơn. Rotavirus lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa. Trẻ nhỏ vì hay mút tay và ngậm đồ chơi nên dễ bị nhiễm bệnh nhất. Virut được thải ra ngoài theo phân của người bệnh và tồn tại rất lâu trong phân, trên sàn nhà, các đồ vật… bị nhiễm. Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm bệnh vì ăn uống phải thức ăn bị nhiễm bẩn qua tay do sờ chạm vào các bề mặt, đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà… nhiễm virut.

Cách xử trí và chăm sóc trẻ

Bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra do vậy không nên dùng kháng sinh, vì kháng sinh không có tác dụng diệt virut. Nếu con bạn bị tiêu chảy ở thể nhẹ, không có biến chứng, thì bệnh thường tự khỏi sau 3 – 8 ngày. Trong thời gian này việc điều trị chủ yếu là bù nước và muối cho trẻ. Bạn có thể để trẻ ở nhà và chăm sóc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Cho trẻ uống nhiều hơn bình thường, bằng nước đun sôi để nguội, nước canh rau, nước khoáng (không có gas), nước dừa tươi, tốt nhất là cho trẻ uống dung dịch oresol theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Bạn nên cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Nên cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ, bón chậm bằng muỗng để tránh cho trẻ khỏi bị nôn mất thức ăn. Trường hợp trẻ bị nôn, bạn cần cho trẻ nghỉ khoảng 5 – 10 phút rồi lại cho ăn tiếp, chậm hơn. Đối với trẻ còn bú thì tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình thì cần vệ sinh bình, núm vú và dụng cụ pha sữa kỹ trước mỗi lần cho ăn, sữa pha theo số lượng trẻ vẫn bú lúc không bị tiêu chảy. Bạn không nên pha loãng hơn và không đổi loại sữa khác. Cách cho bú là cho trẻ bú từng ít một, chia làm nhiều lần trong ngày. Bạn cũng cần theo dõi số lần đi tiêu chảy, số lượng phân, màu phân, khả năng uống bù nước và ăn uống của trẻ. Đặc biệt cần chú ý phát hiện các dấu hiệu mất nước để kịp thời đưa trẻ đi cấp cứu. Cần lưu ý tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì các thuốc này không những không diệt được virut gây bệnh mà còn làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây trướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, tử vong. Bạn cũng cần tránh kiêng khem quá mức, chẳng hạn không cho trẻ uống sữa, nếu chỉ cho trẻ ăn cháo trắng với muối sẽ làm cho trẻ bị bệnh càng nặng hơn và lâu hồi phục.

Rotavirus – thủ phạm gây tiêu chảy cấp.

Chủ động phòng bệnh cho trẻ

Nên thường xuyên rửa tay cho trẻ nhỏ và dạy trẻ lớn rửa tay trước khi cầm, nắm thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh… để phòng tránh bệnh. Các bà mẹ, người bảo mẫu nên rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi thay tã lót hoặc làm vệ sinh cho trẻ. Không để trẻ nhỏ bò trên sàn nhà, ngậm tay, ngậm đồ chơi. Hằng ngày phải lau rửa sàn nhà ở, sàn nhà vệ sinh, bồn cầu sau khi trẻ bị bệnh tiêu chảy đi vệ sinh. Tã lót, bỉm của trẻ bị bệnh phải bỏ vào bao ni lông, cột kín rồi cho vào thùng rác. Các bậc phụ huynh cần cho con tiêm chủng đầy đủ theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Nếu trẻ bị bệnh nên cho trẻ nghỉ học cho đến khi hết tiêu chảy để tránh lây lan cho các trẻ khác. Cần tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi cầm nắm thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Cho trẻ uống vaccin phòng ngừa Rotavirus. Thực hiện tốt các  biện pháp này sẽ ngăn chặn được bệnh tiêu chảy cấp lây lan.

Dấu hiệu phát hiện bệnh

Nếu một người bị lây nhiễm virut thì sau khoảng 12 giờ đến 4 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: nôn mửa và tiêu chảy. Nôn xảy ra trước khi bị tiêu chảy từ 6 -12 giờ và có thể kéo dài 2-3 ngày. Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu khởi bệnh và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy. Trẻ đi tiêu chảy với tính chất phân lỏng toàn nước, có lúc màu xanh dưa cải, có thể có đờm, nhớt nhưng không có máu. Tiêu chảy tăng nặng trong vài ngày, sau đó giảm dần. Hầu hết trẻ sẽ hết tiêu chảy sau 4 – 8 ngày. Song cũng có trẻ vẫn còn tiêu chảy kéo dài đến 2 tuần dù đã khỏe, vui chơi và đòi ăn trở lại. Do vừa bị nôn và tiêu chảy nhiều nên trẻ dễ bị mất nước nếu không được chăm sóc và điều trị đúng. Kèm theo nôn và tiêu chảy trẻ có sốt vừa, đau bụng, đôi khi có ho và chảy nước mũi.    

Biến chứng nguy hiểm nhất là trẻ bị mất nước và mất muối,  với các biểu hiện: khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô nhăn nheo, đi tiểu ít, bị kích thích quấy khóc. Khi thấy trẻ có các triệu chứng đó phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện để cấp cứu, vì nếu không được bồi phụ muối và nước kịp thời sẽ dễ dẫn đến trụy tim mạch và tử vong.

Nguồn: suckhoe

Recent Posts

Tổng quan về cửa nhôm Xingfa

Cửa nhôm Xingfa là sản phẩm cửa chính được làm từ hợp kim nhôm cao…

2 năm ago

Những mẫu quạt hướng trục phổ biến hiện nay

Quạt hướng trục hiện nay đang rất được ưa chuộng, dần trở nên thịnh hành…

2 năm ago

Tổng hợp những lỗi xe được bảo dưỡng miễn phí và các mốc cần bảo dưỡng xe

Sau thời gian dài sử dụng, các bộ phận trên xe sẽ có những thay…

2 năm ago

Các bộ phận cấu tạo nên hệ thống điện trên ô tô và chức năng tương ứng

Hệ thống điện trên ô tô đóng vai trò như “hệ thần kinh trung ương”…

2 năm ago

Chi tiết những mẫu ô tô điện 5 chỗ nổi bật nhất 2023

Các dòng xe ô tô điện 5 chỗ được người tiêu dùng quan tâm khi…

2 năm ago

Làm sao để xóa vết chân chim ở mắt hiệu quả lâu dài?

Vết chân chim ở mắt là tình trạng xuất hiện nhiều khi da bắt đầu…

2 năm ago