Trong số các chấn thương mà trẻ nhỏ hay gặp phải, dập ngón tay/ngón chân là dạng khá phổ biến, do bé vô tình dập cửa vào ngón tay hoặc bị các vật nặng như cuốn sách, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, đồ chơi lớn… rơi xuống bàn chân. Thường cha mẹ sẽ chỉ nhận ra sự cố khi nghe bé khóc thét lên. Trước khi đưa con đi khám bác sĩ, bạn có thể thực hiện một số động tác sơ cứu đơn giản mà hiệu quả.
1. Nâng cao vùng bị tổn thương để giảm đau và phù nề
Đây là việc quan trọng nhất cần làm trong vòng 48 giờ đầu. Ngay sau khi phát hiện bé bị dập ngón tay/ngón chân, hãy đặt bé ngồi ở tư thế thuận tiện, trên ghế hay ngồi lòng mẹ. Dùng chăn hoặc gối kê cao bàn tay hoặc bàn chân bị thương của bé. Những giờ sau đó, thường xuyên cho bé ngồi hoặc nằm ở tư thế bàn tay/bàn chân bị thương cao hơn tầm trái tim.
2. Chườm đá
Dùng túi nylon đựng đá lạnh (hoặc một túi rau quả đông lạnh sạch có sẵn trong ngăn đá) chườm lên vùng tổn thương. Bọc túi đá lạnh trong một chiếc khăn bông mỏng. Giữ túi chườm trên vùng tổn thương trong vòng 20 phút. Thực hiện điều này đều đặn mỗi 1-2 giờ trong vòng 24 giờ đầu, sau đó làm 3-4 lần trong ngày thứ 2.
Nếu không có túi chườm, có thể dùng bát nước đá thay thế. Đổ nước vào một bát to, thêm vào đó một ít đá lạnh rồi nhúng toàn bộ bàn tay/bàn chân bé vào ngâm. Bé có thể cảm thấy khó chịu ở thời điểm hiện tại, nhưng phương pháp này về lâu dài sẽ giúp giảm phù nề và giảm đau rất hiệu quả. Ads: Tuyên sinh cao đẳng dược hà nội | Cao đẳng dược phú thọ | Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội
3. Giảm đau
Dập ngón tay/ngón chân khiến trẻ hết sức đau đớn. Đó là do khu vực này tập trung rất nhiều đầu mút dây thần kinh và các cơ quan cảm thụ. Cho bé uống thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) theo đúng chỉ dẫn. Thuốc không những giúp bé bớt đau mà còn làm giảm tình trạng viêm.
Nghe nhạc hoặc xem bộ phim hoạt hình yêu thích cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Với những trẻ đã lớn, việc tập trung ý nghĩ, hít thở sâu và đều cũng giúp cải thiện tình hình.
4. Kiểm tra dấu hiệu gãy xương
Trước khi đi khám bác sĩ, hãy theo dõi bé trong vòng vài giờ tại nhà.
– Nếu bé bắt đầu sử dụng bàn tay bị thương (trong vài ngày đầu, có thể bé sẽ rất rón rén), thì nhiều khả năng xương không bị gãy. Kể cả nếu có vết gãy nhỏ, bạn cũng không cần lao đi tìm bác sĩ ngay trong đêm. Có thể chờ đến sáng hôm sau, trừ khi thấy ngón tay, ngón chân bị cong vẹo bất thường, ads. y sĩ y học cổ truyền việt nam.
– Nếu ngay sau tai nạn, bé rất khó dùng ngón tay/ngón chân bị thương thì nên đưa bé đi khám để chụp X-quang, phát hiện kịp thời gãy xương.
– Nếu ngón tay sưng to, biến dạng, và bé rất đau đớn thì nhiều khả năng xương bị gãy. Cần hạn chế cử động của ngón này và đưa bé đi khám cấp cứu ngay.
– Nếu chỉ có sưng nhưng không thấy ngón tay biến dạng, cong vẹo thì có khả năng vết gãy nhỏ, có thể chờ tới sáng đưa bé đi khám bác sĩ.
5. Kiểm tra tổn thương móng tay
Móng tay có thể bị bầm dập, gãy, bong hoặc có tụ máu dưới móng. Nếu móng bị bong một phần, hãy bôi kem kháng sinh rồi băng lại để móng không vô tình bị bóc tiếp ra. Nếu khối máu tụ lớn thì cần đưa bé đi khám.
Bác sĩ có thể khoan một lỗ ở móng tay để dẫn lưu phần máu tụ, giúp giảm đau đớn. Thủ thuật này được thực hiện trong vòng 24 h đầu, sau đó máu bắt đầu đặc, không hút ra được.
Đưa bé đi khám bác sĩ nếu:
– Bé sốt hơn 30 độ C
– Có biểu hiện nhiễm trùng: sưng, nóng, đỏ hoặc xuất hiện mủ, chảy dịch ở vùng tổn thương.
– Đau và sưng ngày càng gia tăng (trẻ nhỏ chưa biết nói có thể khóc nằng nặc, không thể dỗ).
Cửa nhôm Xingfa là sản phẩm cửa chính được làm từ hợp kim nhôm cao…
Quạt hướng trục hiện nay đang rất được ưa chuộng, dần trở nên thịnh hành…
Sau thời gian dài sử dụng, các bộ phận trên xe sẽ có những thay…
Hệ thống điện trên ô tô đóng vai trò như “hệ thần kinh trung ương”…
Các dòng xe ô tô điện 5 chỗ được người tiêu dùng quan tâm khi…
Vết chân chim ở mắt là tình trạng xuất hiện nhiều khi da bắt đầu…