Kĩ năng sống

Những sai lầm chết người khi chế biến thức ăn từ cua đồng

Cua đồng là một món ăn được đa số bộ phận người dân Việt Nam ưa thích và đặc biệt là vào những ngày hè nóng bức như thế này. Nó loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Trái lại nếu ăn sai cách thì cua đồng có thể biến thành chất cực độc và gây nguy hiểm cho con người.

1. Chế biến canh từ cua đồng chết

Trong cua đồng chết có chứa nhiều thành phần hóa học như chất histidine – chất có thể gây nhiễm độc khiến người ăn phải bị nôn mửa, đau bụng và thậm chí bị ngộ độc thực phẩm rất nghiêm trọng. Cua chết càng lâu thì hàm lượng histidine trong cua càng nhiều, càng dễ gây ra ngộ độc hơn.

Trong cuộc sống hiện đại các bà nội trợ muốn tiết kiệm thời gian nên thường hay chọn mua cua đồng đã được xay sẵn ở ngoài chợ rồi mang về chế biến rồi nấu. Với cách chế biến này lại chứa khá nhiều hiểm họa khôn lường mà nhiều bà nội trợ không thể ngờ tới. Vì khi sơ chế cua rất nhiều người bán hàng đã không loại bỏ những con cua chết chỉ vì một chút lợi nhuận trước mắt.

Tốt nhất bạn hãy nên tự tay chọn lựa những con cua đồng còn sống và nên chọn con cua cái thì ăn sẽ ngon cua đực bởi vì thịt hơn cua cái sẽ chắc hơn. Khi bạn sơ chế bạn phải bẻ hết bụng dưới của chúng đi và chắc chắn bạn không nên chọn những con cua cái đang đẻ và những con cua quá non bởi vì nếu bạn chọn cua non thì khi nấu canh nước sẽ bị hoi.

2. Nên chế biến cua và sử dụng ngay

Cua đồng nên chế biến và sử dụng ngay trong ngày bởi vì các bà nội trợ vì muốn tiết kiệm thời gian nấu nướng của mình nên hay mua nhiều và chế biến hết cua đồng sau đó bọc trong túi ni lông và bảo quản giữ lạnh ở trong tủ đá.

Điều này hoàn toàn không nên bởi vì trong thịt cua có chứa khá nhiều chất đạm và những chất dinh dưỡng khác nhau nên sau khi bạn chế biến thịt cua đã tiếp xúc với môi trường nước và không khí thì thịt cua sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại xâm nhập làm gây ôi thiu.

Và đặc biệt trong mùa hè oi bức hay đang trong lúc giao mùa, việc nấu lại nhiều lần cua không chỉ làm mất đi một số chất dinh dưỡng mà nó còn có thể khiến thịt cua bị biến chất và sinh ra chất độc.

3. Ăn cua sống

Ăn cua sống rất có hại – hiện nay có rất nhiều địa phương của Việt Nam đang tồn tại thói quen giã nát vỏ cua rồi đắp lên vết thương hoặc là dùng thịt cua đồng đang sống để làm gỏi.

Việc này vô cùng nguy hiểm bởi vì thịt cua có chứa nang trùng hút máu phổi có tên khoa học là “lungfluke” nó là loại sán lá gây bệnh. Khi loại vi trùng này đã xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ gây ra các bệnh vô cùng nguy hiểm, các biến chứng rất khó lường và thậm chí là dẫn đến tử vong.

>>>Xem thêm: Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ sa pa

Cua đồng chứa 3,3% lipit , 12,3% protit, 430mg% phốt pho , 5.040mg% canxi. Dù cua đồng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng nếu bạn ăn sai cách thì cua đồng sẽ biến thành thứ thức ăn nguy hiểm và gây hại rất lớn đến tính mạng.

Có thể nói cua đồng là món ăn giúp giải nhiệt khá là tốt trong mùa hè này. Phần lớn trong các bữa ăn của đa số gia đình Việt không thể không có món canh cua nấu với mồng tơi, canh cua nấu với rau tập tàng, canh cua nấu với hoa thiên lý và hơn hết ăn kèm với một chút cà muối thì còn gì hoàn hảo hơn. Mong rằng những bài viết này sẽ giúp các bà nôi trợ luôn là những người sáng suốt nhé!

helios

Recent Posts

Tổng quan về cửa nhôm Xingfa

Cửa nhôm Xingfa là sản phẩm cửa chính được làm từ hợp kim nhôm cao…

2 năm ago

Những mẫu quạt hướng trục phổ biến hiện nay

Quạt hướng trục hiện nay đang rất được ưa chuộng, dần trở nên thịnh hành…

2 năm ago

Tổng hợp những lỗi xe được bảo dưỡng miễn phí và các mốc cần bảo dưỡng xe

Sau thời gian dài sử dụng, các bộ phận trên xe sẽ có những thay…

2 năm ago

Các bộ phận cấu tạo nên hệ thống điện trên ô tô và chức năng tương ứng

Hệ thống điện trên ô tô đóng vai trò như “hệ thần kinh trung ương”…

2 năm ago

Chi tiết những mẫu ô tô điện 5 chỗ nổi bật nhất 2023

Các dòng xe ô tô điện 5 chỗ được người tiêu dùng quan tâm khi…

2 năm ago

Làm sao để xóa vết chân chim ở mắt hiệu quả lâu dài?

Vết chân chim ở mắt là tình trạng xuất hiện nhiều khi da bắt đầu…

2 năm ago