Đây là vấn đề quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh khi bé bắt đầu đến trường, vì nỗi lo khi đến họp phụ huynh hay con nhà mình không bằng bạn, và trên hết là nỗi lo về tương lai bé khi khó tiếp thu kiến thức.
Khó học do nhiều nguyên nhân, xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Chúng trước hết làm trẻ thấy khó chịu , để lâu dẫn tới rối loạn hành vi và stress.
Dù là nguyên nhân gì nếu không can thiệp cũng làm trẻ có nguy cơ bỏ học, khiến trẻ có thể lạm dụng chất gây nghiện hoặc phạm pháp, ảnh hưởng bé đến khi bé trưởng thành.
– Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hoặc khó khăn trong hiểu ngôn ngữ, nhưng nghe nhìn vẫn bình thường.
– Trẻ khó làm theo hướng dẫn.
– Trẻ khó khăn trong việc học chữ cái và màu sắc.
– Trẻ khó khăn khi đọc, khi tiếp cận với toán học , hoặc viết so với bé cùng tuổi.
– Trẻ không muốn đọc to, viết bài hay làm bài tập về nhà.
– Hay bị điểm kém, lười khi ở trường, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
– Có những rối loạn về hành vi hoặc tập trung trong lớp.
– Có người thân khó học hoặc học chưa hết cấp 3.
Nhiều trẻ khó học do chưa sẵn sàng trải nghiệm ở trường , về mặt xã hội hay thể chất, chúng chưa được chuẩn bị kỹ năng giao tiếp và đọc và viết như các bạn bằng tuổi , hoặc văn hóa gia đình trẻ không đặt nặng việc học hành.
Đôi khi chính ngôi trường bạn chọn cho bé cũng không sẵn sàng dạy con bạn. Chúng ta phải nắm vững những vấn đề sau:
Dấu hiệu trẻ sẵn sàng đến trường.
– Sức khỏe tốt, vận động tốt
– Về mặt xã hội và cảm xúc: Biết thứ tự trước sau, biết xếp hàng đến lượt , hợp tác với thầy cô và bạn bè, có sự đồng cảm với bạn , biết thể hiện cảm xúc.
– Khi tiếp cận với việc học: Hăng hái, tò mò, gia đình khuyến khích việc học.
– Ngôn ngữ : Hiểu và nói được các ngôn ngữ sử dụng trên lớp, đủ vốn từ vựng, nói ra được xuy nghĩ và cảm nhận được câu chuyện, viết và vẽ được
– Kết hợp được chữ âm – chữ cái, nhận thức được không gian và các số.
– Bố hoặc mẹ lên tốt nghiệp hết cấp 3.
– Chăm sóc trước sinh tốt cho mẹ để bé khỏe.
– Dinh dưỡng hợp lý cho bé và mẹ.
– Chăm sóc toàn diện cho trẻ.
– Hoạt động thể chất hằng ngày.
– Bố mẹ dành thời gian giúp bé học tập.
– Đưa những trẻ không được nuôi dạy tốt đến trường mầm non tốt.
Khó học có thể do giới hạn về nhận thức, rối loạn ngôn ngữ hay rối loạn nghe nhìn, hoặc bé có vấn đề về cảm xúc và hành vi, có bệnh mạn tính ảnh hưởng đến việc tập trung của trẻ…. như:
– Bé có vấn đề về nghe, nhìn.
– Bé mất ngủ : làm bé khó tập trung và khó chịu.
– Bé bị rối loạn tăng động giảm chú ý.
– Bé trải qua trải nghiệm không tốt trong cuộc sống : Chứng kiến chấn thương, bạo lự gia đình , thiên tai, gia đình li tán , bố mẹ li dị, bố mẹ nghiện ngập, bé bị bỏ bê…. dẫn tới bé bị stress.
– Trẻ bị lo âu.
– Bé bị tổn thất tinh thần : Chứng kiến người thân mất, bố mẹ li dị , bạn bè mất.
– Trẻ bị trầm cảm.
– Thể chất bé yếu , mắc các bệnh mạn tính.
– Trẻ lớn dùng chất gây nghiện : rượu bia thuốc lá …
– Trẻ rối loạn hành vi hoặc chống đối.
– Trẻ rối loạn phổ tự kỷ.
Cả gia đình và trẻ đều tham gia chăm sóc bé , điều trị dứt điểm các bệnh lý về thể chất khiến bé khó khăn trong quá trình học hành.
Giải quyết tốt vấn đề về phát triển tâm trí cho bé. Khuyến khích bé có các thói quen lành mạnh: thể dục, tham gia hoạt động bên ngoài , ăn uống điều độ, ngủ đúng giờ , hạn chế tivi, điện thoại, bố mẹ dành thời gian trong ngày giúp bé học tốt. Bổ sung omega và citicolin nếu bé có dấu hiệu chậm phát triển.
Không nên để bé thấy những điều không hay trong cuộc sống gia đình : khó khăn tài chính , cãi nhau , bạo lực gia đình. Tìm nguyên nhân ở bé hay ở chính bố mẹ.
Khuyến khích bố mẹ hay động viên con cái, không nên so sánh con mình với trẻ khác để duy trì lòng tự trọng của bé.
Khuyến khích bé bằng những món quà mà không liên quan đến việc học , động viên bé tham gia các hoạt động ngoại khóa để có trải nghiệm xã hội (dã ngoại, học nhóm…).
Bố mẹ nên hướng dẫn tốt cho bé khi bé khó khăn với việc làm bài tập về nhà : Yêu cầu bé hoàn thành đúng thời gian, không để tích lại, tìm bạn có thể giúp bé giải bài tập, hướng dẫn trẻ sử lý thành từng phần một.
Không được làm giúp bé , khen ngợi bé khi bé hoàn thành bài tập về nhà , hạn chế bé khi làm bài tập về nhà tiếp xúc tivi, điện thoại , giúp bé ôn thi,
– Theo dõi xem bé có bị trêu chọc ở trường không để tìm hướng xử lý
– Các quy định tại trường bé học có phù hợp với bé không , kể cả kiến thức được truyền tải , xem phù hợp với bé thời điểm hiện tại không để cân nhắc chuyển trường.
Cửa nhôm Xingfa là sản phẩm cửa chính được làm từ hợp kim nhôm cao…
Quạt hướng trục hiện nay đang rất được ưa chuộng, dần trở nên thịnh hành…
Sau thời gian dài sử dụng, các bộ phận trên xe sẽ có những thay…
Hệ thống điện trên ô tô đóng vai trò như “hệ thần kinh trung ương”…
Các dòng xe ô tô điện 5 chỗ được người tiêu dùng quan tâm khi…
Vết chân chim ở mắt là tình trạng xuất hiện nhiều khi da bắt đầu…