Sau thời gian dài sử dụng, các bộ phận trên xe sẽ có những thay đổi nhất định. Để đảm bảo an toàn vận hành, chủ phương tiện cần tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng xe định kỳ. Theo đó, các lỗi xe được bảo dưỡng miễn phí sẽ phụ thuộc vào quy định của từng hãng, vào thời gian hoặc quãng đường di chuyển của xe.
Bảo dưỡng định kỳ giúp xe luôn vận hành an toàn và ổn định
- 1. Lỗi xe được bảo dưỡng miễn phí theo quy định của nhà sản xuất
- 2. Lưu ý các mốc cần bảo dưỡng xe định kỳ theo số km và thời gian
- 2.1. Tổng hợp những bộ phận cần được bảo dưỡng hàng tháng
- 2.2. Cần bảo dưỡng động cơ khi chạy từ 3.000 – 5.000 km/lần
- 2.3. Cần bảo dưỡng hệ thống lọc dầu sau mỗi 5.000 -10.000 km
- 2.4. Lưu ý bảo dưỡng và vệ sinh hệ thống làm mát sau định kỳ 3 năm/lần
- 2.5. Lưu ý kiểm tra và thay thế lọc gió động cơ ở mốc 15.000 – 30.000km/lần
- 2.6. Cần bảo dưỡng sau mỗi 40.000 – 100.000 km
- 2.7. Lưu ý thay dầu phanh 2 năm/lần
1. Lỗi xe được bảo dưỡng miễn phí theo quy định của nhà sản xuất
Bảo dưỡng là hoạt động kiểm tra, thay thế các bộ phận có dấu hiệu hư hỏng hoặc kém ổn định giúp xe đảm bảo an toàn khi vận hành. Trong quá trình bảo dưỡng, đội ngũ kỹ thuật viên sẽ kiểm tra, đưa ra đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế hợp lý. Tùy vào chính sách bảo dưỡng của mỗi Nhà sản xuất, chủ xe sẽ có câu trả lời cho vấn đề: “Lỗi xe được bảo dưỡng miễn phí hay không?”. Ngoài ra, bảo dưỡng định kỳ giúp chủ phương tiện phát hiện sớm tình trạng trục trặc của xe (nếu có) và có hướng khắc phục kịp thời.
Mỗi nhà sản xuất sẽ có quy định về lỗi xe được bảo dưỡng miễn phí khác nhau
2. Lưu ý các mốc cần bảo dưỡng xe định kỳ theo số km và thời gian
Các mốc bảo dưỡng xe ô tô định kỳ được Nhà sản xuất khuyến cáo tại sách hướng dẫn sử dụng. Thông thường, thời hạn bảo dưỡng được tính dựa trên số km và thời gian vận hành thực tế của xe.
2.1. Tổng hợp những bộ phận cần được bảo dưỡng hàng tháng
Để xe luôn vận hành ổn định, có những bộ phận sẽ cần bảo dưỡng mỗi tháng như: áp suất lốp, hệ thống đèn và chất lỏng rửa kính. Theo đó, mỗi bộ phận sẽ có quy trình bảo dưỡng khác nhau:
- Kiểm tra hệ thống đèn ô tô
Hệ thống đèn ô tô bao gồm đèn pha, đèn hậu, đèn phanh và các đèn tín hiệu. Khi tiến hành bảo dưỡng, người dùng cần lưu ý kiểm tra độ sáng và độ chiếu xa của đèn nhằm đảm bảo an toàn khi di chuyển vào buổi tối hoặc trên đường có sương mù dày đặc.
Nếu hệ thống đèn hoạt động không ổn định, người dùng cần tiến hành kiểm tra và có hướng khắc phục kịp thời. Khi thay đèn, khách hàng cần đến xưởng dịch vụ để được nhân viên kỹ thuật hỗ trợ, tránh chập mạch điện.
- Kiểm tra áp suất lốp
Lốp xe tiếp xúc trực tiếp với mặt đường và được xem là bộ phận dễ bị hao mòn nhất. Để đảm bảo an toàn khi di chuyển, chủ phương tiện cần thường xuyên tiến hành kiểm tra áp suất lốp xe bằng các công cụ như đồng hồ kỹ thuật số, kim quay số hoặc đồng hồ đo dạng bút ép đều vào thân van.
Khi áp suất lốp đạt chuẩn, xe sẽ hoạt động êm ái, an toàn và tiết kiệm nhiên liệu đáng kể. Ngược lại, nếu lốp quá căng hoặc quá non sẽ làm giảm độ linh hoạt của xe, điều khiển phương tiện khó khăn, thậm chí ảnh hưởng đến an toàn vận hành.
Thường xuyên bảo dưỡng lốp ô tô để xe vận hành ổn định khi lưu thông trên đường
- Kiểm tra chất lỏng rửa kính
Nước rửa làm sạch vết bẩn trên kính xe giúp đảm bảo tầm nhìn và sự an toàn cho người lái. Ngoài ra, thường xuyên thay thế chất lỏng rửa kính còn giúp hạn chế hiện tượng khúc xạ ánh sáng, khúc xạ kính mờ cho người lái.
2.2. Cần bảo dưỡng động cơ khi chạy từ 3.000 – 5.000 km/lần
Thông thường, người dùng cần bảo dưỡng động cơ định kỳ sau 3.000 – 5.000 km hoặc sau 3 – 6 tháng sử dụng. Tuy nhiên, bảo dưỡng lần đầu nên thực hiện sau 3.000 – 4.000 km hoặc 3 – 4 tháng vận hành. Theo đó, quy trình bảo dưỡng động cơ bao gồm:
- Thay dầu máy
Thay dầu máy giúp loại bỏ tạp chất, hỗ trợ động cơ và các chi tiết trong xe vận hành mượt mà. Tùy thuộc vào từng dòng xe, người dùng cần lựa chọn loại dầu máy phù hợp theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Chủ xe cần thường xuyên thay dầu để đảm bảo độ bền cho xe
- Vệ sinh lọc gió động cơ
Người dùng cần vệ sinh lọc gió động cơ định kỳ sau 5.000km di chuyển và thay mới sau 20.000km. Đối với những xe thường xuyên di chuyển tại những địa điểm nhiều bụi bẩn, người dùng cần vệ sinh lọc giló sớm hơn nhằm đảm bảo công suất xe ở mức quy định và tiết kiệm nhiên liệu tối đa.
2.3. Cần bảo dưỡng hệ thống lọc dầu sau mỗi 5.000 -10.000 km
- Thay lọc dầu
Do có nhiều rãnh kim loại nhỏ, động cơ xe có thể bị bào mòn hoặc nứt nếu không được bôi trơn đầy đủ. Việc thay lọc dầu sẽ hạn chế hỏng hóc và hao mòn. Chủ sở hữu nên thay hoặc vệ sinh lọc dầu sau mỗi 10.000km.
- Kiểm tra vòi phun
Để xe vận hành trơn tru, chủ xe cần đảm bảo kim phun luôn thông suốt. Theo đó, người dùng cần vệ sinh kim phun sau mỗi 15.000 – 20.000km. Đối với xe thường xuyên di chuyển nhiều trong điều kiện ô nhiễm, người dùng cần tiến hành vệ sinh sớm hơn để tránh tình trạng tắc nghẽn kim phun.
- Xoay và cân bằng lốp
Cân bằng động là phương pháp bổ sung trọng lượng trên vành (mâm) để khối lượng bánh xe trong vòng quay được phân phối đều. Người dùng cần cân bằng lốp xe sau 6 tháng hoặc 10.000 km vận hành. Việc cân bằng lốp kịp thời giúp vô lăng xe không bị rung lắc, đảm bảo an toàn cho người lái trong quá trình di chuyển. Ngoài ra, để hạn chế tính trạng mòn lốp không đều, người dùng cần đảo lốp thường xuyên, tốt nhất nên thực hiện sau khoảng 8000 – 10.000 km hoặc 6 tháng/lần.
2.4. Lưu ý bảo dưỡng và vệ sinh hệ thống làm mát sau định kỳ 3 năm/lần
Hệ thống làm mát giữ nhiệt độ của động cơ luôn ổn định, gồm 2 loại:
- Hệ thống làm mát bằng không khí
- Hệ thống làm mát bằng nước
Hệ thống làm mát đảm bảo động cơ luôn được giữ ở nhiệt độ cho phép
Sau 2 – 3 năm sử dụng, hệ thống làm mát có thể xuất hiện tình trạng rò nước, nhiệt độ tăng lên, ống dẫn xả bị ăn mòn nên thải ra chất độc hại. Do đó, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra hệ thống làm mát để phát hiện hư hỏng và kịp thời sửa chữa hoặc thay thế.
Người dùng nên thay ống dẫn xả sau 80.000 – 100.000km vận hành. Việc bảo dưỡng hệ thống làm mát đòi hỏi kỹ thuật cao, chủ xe nên thực hiện tại các gara uy tín.
2.5. Lưu ý kiểm tra và thay thế lọc gió động cơ ở mốc 15.000 – 30.000km/lần
Hệ thống lọc gió động cơ được xem là “lá chắn” giúp loại sạch bụi bẩn, khí độc từ môi trường bên ngoài vào trong xe. Sau một thời gian hoạt động, bộ lọc gió có thể bị bám bụi bẩn dẫn đến tắc nghẽn, ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe và sức khỏe người dùng. Do đó, người dùng cần kiểm tra thường xuyên và thay lọc gió định kỳ sau mỗi 15.000 – 30.000 km.
2.6. Cần bảo dưỡng sau mỗi 40.000 – 100.000 km
- Thay dầu hộp số tự động
Người dùng cần bảo dưỡng và thay dầu hộp số tự động định kỳ sau mỗi 70.000 – 80.000 km. Tuy nhiên, nếu thường xuyên di chuyển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, người dùng nên thay dầu hộp số sớm hơn, sau khoảng 50.000 – 70.000km vận hành.
- Kiểm tra dây curoa truyền động
Dây curoa kết nối và dẫn động cho các bộ phận quan trọng của xe. Nếu dây curoa bị chai, nứt hay hỏng hóc, xe vận hành thiếu ổn định. Để khắc phục, người dùng cần thường xuyên nhỏ dầu bôi trơn để đảm bảo dây curoa không bị khô, rít. Thông thường chủ xe cần thay dây mới khi ô tô vận hành sau 70.000 – 100.000km.
- Hệ thống trợ lực điện lái
Hệ thống trợ lực điện lái tạo ra lực bổ trợ tác dụng lên cơ cấu dẫn động lái, nhằm duy trì hoặc thay đổi hướng chuyển động của xe giúp chủ xe đánh lái mượt mà và đơn giản hơn. Với mỗi 50.000km vận hành, người dùng cần tiến hành vệ sinh để tránh hệ thống bị bào mòn đồng thời giúp xe vận hành như ban đầu.
Bảo dưỡng hệ thống trợ lực điện lái định kỳ giúp tăng tuổi thọ của xe (Nguồn: Sưu tầm)
- Kiểm tra bugi
Bugi (spark plug) là bộ phận thực hiện nhiệm vụ bật tia lửa điện giữa 2 điện cực (cực trung tâm và cực bên nối mát) để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu – không khí đã được nén ở bên trong buồng đốt. Nếu bugi bị hư hỏng, quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ giảm đến 30%. Chủ xe cần tiến hành thay thế bugi sau mỗi 60.000 – 100.000km vận hành để xe tiết kiệm nhiên liệu tối đa.
2.7. Lưu ý thay dầu phanh 2 năm/lần
Trong 12 tháng đầu sử dụng, dầu phanh ô tô có thể bị nhiễm nước đến 2% và tăng lên 7 – 8% chỉ sau 36 tháng vận hành. Thay dầu phanh kịp thời góp phần làm giảm tình trạng mất phanh, giúp chủ xe đánh lái mượt mà, dễ dàng, không phải gồng tay.
Trước khi thay mới, chủ xe cần vệ sinh sạch sẽ hệ thống phanh và lựa chọn loại dầu phù hợp. Ngoài ra, chủ xe cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như cờ lê chuyên dụng, bộ hút chân không, ốc, chai bôi trơn bulong, khăn lau,… để quá trình thay dầu diễn ra nhanh chóng, đúng cách.
Như vậy, lỗi xe được bảo dưỡng miễn phí hay không sẽ tùy thuộc vào quy định, chính sách của từng hãng. Chủ xe cần thường xuyên kiểm tra và tiến hành bảo dưỡng đúng theo các mốc được quy định để giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí và giúp xe luôn vận hành an toàn, ổn định.
Để đem đến sự an tâm và hài lòng tuyệt đối cho khách hàng, VinFast đã vận hành hệ thống xưởng dịch vụ rộng khắp trên cả nước. Theo đó, với chính sách bảo hành, bảo dưỡng hấp dẫn, trang thiết bị hiện đại, phụ tùng chính hãng cùng đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp, xưởng dịch vụ VinFast đáp ứng nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa xe nhanh chóng và rút ngắn thời gian chờ đợi cho khách hàng.
Quý khách có thể đặt cọc VinFast VF 5 Plus ngay hôm nay để sở hữu dòng xe điện thiết kế hiện đại, thông minh, an toàn vượt trội cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm và dịch vụ của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: support.vn@vinfastauto.com