#trithucnhanloai #hoatdongnhuthenao
Transistor hay tranzito hoặc bóng bán dẫn là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hoặc một khóa điện tử.
Transistor nằm trong khối đơn vị cơ bản tạo thành một cấu trúc mạch ở máy tính điện tử và tất cả các thiết bị điện tử hiện đại khác. Vì đáp ứng nhanh và chính xác nên các transistor được sử dụng trong nhiều ứng dụng tương tự và số, như khuếch đại, đóng cắt, điều chỉnh điện áp, điều khiển tín hiệu, và tạo dao động. Transistor cũng được kết hợp thành mạch tích hợp (IC), có thể tích hợp tới một tỷ transistor trên một diện tích nhỏ.
Cũng giống như điốt, transistor được tạo thành từ hai chất bán dẫn điện. Khi ghép một bán dẫn điện âm nằm giữa hai bán dẫn điện dương ta được một PNP Transistor. Khi ghép một bán dẫn điện dương nằm giữa hai bán dẫn điện âm ta được một NPN Transistor.
Tên gọi Transistor là từ ghép trong tiếng Anh của “Transfer” và “resistor”, tức điện trở chuyển đổi, do John R. Pierce đặt năm 1948 sau khi nó ra đời. Nó có hàm ý rằng thực hiện khuếch đại thông qua chuyển đổi điện trở, khác với khuếch đại đèn điện tử điều khiển dòng qua đèn thịnh hành thời kỳ đó.
Sự hữu ích thiết yếu của Transistor xuất phát từ khả năng sử dụng một tín hiệu nhỏ được đặt một cực của nó để điều khiển một tín hiệu lớn hơn ở các cực còn lại. Tính chất này được gọi là Gain. Nó có thể tạo ra tín hiệu đầu ra mạnh hơn, điện áp hoặc dòng điện, tỷ lệ với tín hiệu đầu vào; Có nghĩa là, nó có thể hoạt động như bộ khuếch đại. Ngoài ra, transistor có thể được sử dụng để bật hoặc tắt dòng điện trong một mạch như là một khóa điện tử.
Có hai loại transistor, có sự khác biệt nhỏ trong cách chúng được sử dụng trong một mạch. Một transistor lưỡng cực (ký hiệu BJT) có các chân Base (cực nền), Collector (cực thu) và Emitter (cực phát). Một dòng điện nhỏ được đặt vào cực Base (với transistor NPN dòng điện đi qua cực B và cực E) có thể điều khiển hoặc chuyển đổi một dòng điện lớn giữa cực Emiter và cực Collector. Đối với transistor hiệu ứng trường (FET), các chân kết nối có tên là Gate (cổng), Source (nguồn) và Drain (cống). Nếu điện áp được đặt vào chân Gate có thể điểu khiển dòng điện giữa Source và Drain.
Hình ảnh cạnh bên mô tả một mạch điện sử dụng transistor lưỡng cực NPN. Điện tích sẽ lưu chuyển giữa các cực Emitter và Collector và phụ thuộc vào dòng điện đặt vào ở cực Base. Bởi vì kết nối giữa base và emitter hoạt động giống như cách mắc 2 diode, do đó Vout luôn phụ thuộc vào Vin.
************************************
Giới thiệu sách hay nên đọc:
Cuốn sách “Vạn vật vận hành như thế nào?” mô tả phần lớn các phát minh của thế giới hiện đại, giúp ta có cái nhìn sâu hơn về cơ chế hoạt động của các vật dụng tưởng chừng rất tầm thường. Dưới đây là link sách:
************************************
Tặng cho Tri Thức Nhân Loại ly cà phê để ủng hộ kênh làm nhiều phim khác tốt hơn:
unghotoi:
PayPal:
************************************
Xem thêm các video khác của Tri Thức Nhân Loại bằng đường dẫn dưới đây:
Vui lòng nhấn nút Đăng Ký phía trên để có thể nhận được thông báo về các video mới nhất.
******************************
Bản quyền thuộc kênh: Tri Thức Nhân Loại
Like our Facebook page::
Follow us on Blogger
Follow us on Tumblr
Thiết kế hình ảnh: Cỏ Picture
Tham Khảo chuyên mục khác:
– Kiến thức cuộc sống
– Những món ăn ngon
– Kiến thức thời trang