Ngay từ nhỏ hãy dạy trẻ làm những công việc nhỏ, đơn giản giúp trẻ hình thành thói quen sống có trách nhiệm:
Thực tế cho thấy:
+ Những trẻ được giao những việc phù hợp với năng lực của chúng phần nhiều sẽ cảm thấy gắn bó với gia đình hơn và tin tưởng chúng có khả năng đóng góp một cách có ích.
+ Giúp trẻ thành công với những trách nhiệm mà chúng được giao:
– Những việc làm, nhiệm vụ và mong đợi nơi trẻ phải phù hợp với lứa tuổi và mức phát triển. Các em không thể làm những gì vượt quá khả năng.
– Trẻ luôn cần được giúp đỡ và nhắc nhở để hoàn thành những việc được giao. Hầu hết các trẻ dưới 10 tuổi sẽ không thể gánh trách nhiệm hoàn toàn trong những việc thường ngày như tự mặc quần áo mà không cần người lớn nhắc nhở hay giám sát.
– Những việc giao cho trẻ phải là những việc có thể làm được. Chia nhỏ những công việc lớn thành những việc nhỏ và hướng dẫn trẻ từng cách làm cụ thể.
+ Trẻ sẽ ngần ngại gánh lấy việc được giao khi:
– Trẻ thực hiện những việc được giao do lo sợ bị trừng phạt hay bị tổn thương.
– Trẻ không được phép hưởng những thành quả do mình tạo nên.
– Trẻ thường xuyên nhận được sự giúp đỡ không cần thiết mỗi khi gặp khó khăn.
+ Trẻ có thể không hiểu thế nào là sống trách nhiệm và tại sao những trách nhiệm như đi làm và giữ cho nhà cửa ngăn nắp lại quan trọng đối với người lớn.
+ Trẻ có thể rất hào hứng khi bắt đầu phụ giúp những công việc nhỏ, nhưng các em cũng sẽ mau chán sau một thời gian ngắn, ads. tuyển sinh trung cấp mầm non và cao đẳng sư phạm hà nội xét học bạ thpt.
+ Giao cho trẻ những công việc cụ thể như giúp đỡ gia đình sẽ khuyến khích các em muốn làm nhiều việc hơn; đồng thời cũng tạo cho các em cảm giác mãn nguyện khi hoàn tất.
+ Học sống trách nhiệm là môt quá trình kéo dài xuyên suốt cuộc sống của trẻ, trong đó cha mẹ là những người đặt nền tảng khi trẻ còn nhỏ.
Một vài phương pháp khác:
Nói cho trẻ hiểu thế nào là sống có trách nhiệm. Dạy trẻ sống trách nhiệm qua những hành động thiết thực như:
+ Biết quan tâm tới cảm xúc của của người khác và đối xử công bằng với họ.
+ Luôn nói sự thật, ngay cả khi nhận lỗi.
+ Làm theo lẽ phải ngay cả khi việc đó không như ý muốn hay phải từ bỏ những gì mong muốn.
+ Tập làm chủ bản thân.
+ Yêu thương bản thân và những gì mình đạt được, thỏa mãn với cách cư xử phù hợp, với những gì có thể làm và những thành quả mới.
Những cách giúp trẻ hoàn thành công việc:
+ Khen trẻ về sự giúp đỡ và những nỗ lực của trẻ dù cho việc đó có được hoàn thành tốt đẹp hay không. Việc khen trẻ em giúp các bé học sống trách nhiệm dễ dàng hơn so với việc cho trẻ tiền hay quà để trẻ làm tốt việc được giao.
+ Giúp trẻ hoàn tất việc được giao. Trẻ sẽ thích làm hơn khi có bạn bên cạnh.
+ Giúp trẻ thoải mái bằng cách tạo cho trẻ một nơi riêng biệt để đồ, nơi trẻ có thể dễ dàng tìm thấy và nắm bắt được.
+ Tạo không khí vui đùa khi làm việc như nghe nhạc hay kể những câu chuyện ngớ ngởn về những món đồ chơi.
+ Chia công việc thành những bước nhỏ. Trẻ sẽ không cảm thấy choáng ngợp khi quyết định nên làm cái gì trước thay cho chọn làm tất cả mọi việc cùng một lúc.
+ Tạo những hướng dẫn cho từng việc như: “Các món đồ chơi phải được xếp vào hộp trước bữa ăn tối”.
+ Giúp trẻ làm việc theo nhóm khi công việc cần hoàn tất nhanh chóng. Hãy nói các thành viên trong gia đình cùng làm và xem họ có thể làm được bao nhiêu trong 5 phút hay ngắn hơn.
+ Yêu cầu trẻ hoàn tất một việc cụ thể thay vì trách trẻ làm mọi thứ xáo trộn.
+ Đôi khi những lời nói ngắn gọn lại hữu ích hơn như: “Áo khoác!”. Trường hợp trên, nếu cô bé biết cái áo khoác nên đựoc treo ở móc áo thay vì nằm trên sàn. Khi nghe gọi vậy, con bé sẽ biết mình phải làm gì.
Giúp trẻ hiểu biết về tiền bạc. Hãy nói với trẻ về những trách nhiệm khác nhau liên quan tới tiền như làm ra tiền, tiết kiệm, chia sẻ tiền với những người kém may mắn hơn và tiêu tiền một cách khôn ngoan. Khi bạn nghĩ trẻ hiểu tiền được dùng để trao đổi những vật dụng và mỗi người phải đi làm để kiếm tiền; khi bạn nghĩ trẻ đã sẵn sàng gánh trách nhiệm về những việc nhỏ và về tiền, bạn hãy cho phép trẻ bắt đầu tiêu tiền. Tập cho trẻ chịu trách nhiệm về việc sử dụng tiền ngay lúc trẻ còn nhỏ sẽ mang lại lợi ích khi trẻ trưởng thành sau này.