T4, 01 / 2018 4:05 sáng | f642f9a866e73f7bf91a8c5d307d10db

Trong thời gian gần đây khi thời tiết chuyển mùa giữa mùa nóng và lạnh thất thường, sức khỏe của các bé rất dễ bị ảnh hưởng và dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là các bệnh như như ho, viêm phế quản…

1. Nguyên nhân gây ho

+ Có rất nhiều nguyên nhân gây ho nhưng chủ yếu ở trẻ em là do sức đề kháng bé còn kém, khi giao mùa là lúc vi khuẩn, virus có điều kiện phát triển tốt nhất. Vậy nên đây là thời điểm mà bé dễ bị vi khuẩn đường hô hấp “viếng thăm” nhất. Theo nghiên cứu của bộ y tế thì các bé có đến 70% tỉ lệ có thể bị mắc các bệnh về đường hô hấp khi trời chuyển lạnh.

+ Ngoài việc do thời tiết chuyển mùa thì tác nhân môi trường cũng góp phần rất lớn vào việc làm mọi người nói chung và đặc biệt là các bé nói riêng. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc thì thành phố Hà Nội và TP.HCM đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi – nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh đường hô hấp

+ Do nhiễm khuẩn đường hô hấp: Các bệnh liên quan đến đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân gây ho cho cả người lớn và trẻ em. Nhiễm khuẩn đường hô hấp bao gồm các bệnh liên quan đến mũi, họng như viêm phế quản, viêm thanh quản, phổi,….

+ Tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD): tỉ lệ số người bị mắc COPD ở Việt Nam hiện tại tuy không nhiều nhưng vẫn chiếm một số ít. Những người bị mắc COPD sẽ dẫn theo các triệu chứng như ho kéo dài, ho có đờm, thở gấp, ….

+ Ho do các bệnh tim mạch: động mạch phổi bj tăng áp lực, phổi bị ứ huyết, gặp trong các bệnh hẹp van hai lá, tâm phế mạn, suy tim, viêm màng ngoài tim khô hoặc có dịch.

Đó là những nguyên nhân hay gặp về nguyên nhân gây ho, tuy còn rất nhiều nguyên nhân khác nhưng chiếm tỉ lệ vô cùng nhỏ nên mình sẽ không đề cập ở đây.

2. Cách phòng tránh ho cho bé

Việc chủ động phòng tránh ho là khâu cực kì quan trọng trước khi bé bị mắc các bệnh về hô hấp. Để phòng bệnh cho bé các ba mẹ nên chú ý:

+ Mặc ấm cho bé, chú ý phần cổ, tay và chân bằng cách quàng khăn mỗi khi ra ngoài, đắp chăn ấm trước khi đi ngủ và không để chân bé bị thò ra ngoài. Ngoài ra ba mẹ nên chú ý không để bé ăn uống các đồ bị nguội và hạn chế đồ ăn trong tủ lạnh.

+ Chế độ dinh dưỡng nhiều rau và nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh  

+ Đeo khẩu trang cho bé khi ra đường để hạn chế cho các bụi bẩn và vi khuẩn có cơ hội thâm nhập vào cơ thể bé. 

+ Sử dụng các loại thuốc để tăng sức đề kháng cho bé sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh hơn và có thể chủ động chống lại các tác nhân gây bệnh.

+ Chú ý giữ gìn tai – mũi – họng và vệ sinh cá nhân đầy đủ để ngăn chặn các căn bệnh truyền nhiễm qua đường tiếp xúc.

+ Giữ nhiệt độ phòng ở mức khoảng 25-27 độ và độ ẩm vừa phải để giảm kích ứng gây ho.

3. Phương pháp điều trị ho tận gốc không lo tái phát

+ Mật ong: Mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng và giúp bé ngủ ngon hơn. Mẹ dùng nửa thìa cà phê cho trẻ từ 1-5 tuổi, một thìa cà phê cho trẻ từ 6 – 11 tuổi. Chú ý không cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dùng mật ong. 

+ Nước ấm: bổ sung nước ấm là bài thuốc giúp bé long đờm trong cổ khá hiệu quả  

+ Chữa bằng gừng tươi hoặc củ cải trắng: đều là những phương pháp rất dễ thực hiện tại nhà. Cả hai loại đều có chung phương pháp điều chế là ăn sống hoặc nấu chín. Nếu là củ cải thì sau khi nấu ta chỉ lấy nước uống, còn với gừng là chia đều số lần ăn trong ngày.

+ Chữa bằng mẹo đông y: dù chưa được kiểm chứng nhưng cũng đáng để thử vì khá dễ thực hiện. Theo đông y, khi bạn ho mà ấn hai tay vào phần dưới tai sẽ giúp giảm kích thích niêm mạc kết hợp giảm ho.

+ Sử dụng thuốc đặc trị Vượng Khí – sản phẩm duy nhất được bộ Y tế cấp phép lưu hành trên tất cả các nhà thuốc, phòng khám trên toàn quốc- có tác dụng đặc trị ho trong thời gian ngắn, kết hợp tăng đề kháng, miễn dịch giúp bé chống lại các bệnh liên quan đến ho và các bệnh thông thường khác.

Bài viết cùng chuyên mục