T2, 02 / 2020 2:50 sáng | f642f9a866e73f7bf91a8c5d307d10db

Mang thai là cả một quá trình dài, trong đó người mẹ cần hết sức chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học để trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.

Trong quá trình mang thai, cân nặng của mẹ khi mang thai và sự tăng cân của mẹ có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

– Phụ nữ nhẹ cân và những người tăng cân ít trong thai kỳ cao có nguy cơ sinh non nhẹ cân( dưới 2500 g). Kết hợp cả nhẹ cân khi mang thai thì nguy cơ sinh bé nhẹ cân càng cao.

– Mẹ tăng cân chậm nguy cơ sinh non càng nhiều.

– Những phụ nữ nặng cân và tăng cân nhiều trong thai kỳ có nguy cơ sinh con to( nguy cơ kẹt vai khi đẻ hoặc phải mổ đẻ )

– Béo phì trước khi mang thai có liên quan đến tăng huyết áp và tiểu đường thai kỳ và dễ nhiễm trùng vết mổ sau sinh.

– Tăng cân mẹ trong thai kỳ khuyến cáo : mẹ nhẹ cân( 0,5 kg/1 tuần). Bình thường (0,4 kg/1 tuần). Thừa cân( 0,3 kg/1 tuần).

Tăng bao kg thì hợp lý?

11-13 kg bao gồm trọng lượng thai nhi, nhau, dịch ối, phát triển tuyến vú, dịch cơ thể và mỡ dự trữ.

Chế độ nào ăn tốt nhất khi mang thai?

Một mẹ bình thường cần thêm 300 kcal/ ngày so với lúc chưa mang thai, nếu mẹ gầy thì càng cần cung cấp nhiều hơn số đó

Bữa ăn mẹ mang thai chứa 20% protein( 50 g). Hạn chế ăn nhiều mỡ động vật trong một bữa ăn tránh tăng cân quá mức.

Bữa ăn theo tháp dinh dưỡng bao gồm 6-11 phần tinh bột, 3-5 phần rau, 2-4 phần trái cây, 3-5 phần sữa, 2-3 thịt và đậu. Tổng là khoảng 2500 kcal/1 ngày

Khi sinh đôi, hay sinh ba .. có thay đổi chế độ ăn không?

Có nhé , ăn tăng thêm 300 kcal và 10 g protein cho thêm 1 bé.

Mức độ quan trọng của dinh dưỡng thai kỳ?

– Bổ sung acid folic giảm 50% khiếm khuyết ống thần kinh. Hàm lượng 800 mcg/1 ngày. Nếu phụ nữ cơ tiền căn thai khiếm khuyết có thể dùng 4mg folate /1 ngày từ 1 tháng trước dự định sinh và 3 tháng đầu mang thai.

– Phụ nữ đái tháo đường type 1 nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dự định mang thai vì có nguy cơ dị tật thai gấp 4 lần phụ nữ thường do khó kiểm soát đường huyết.

– Phụ nữ tăng phenylketon liệu có nguy cơ tăng dị tật bẩm sinh chủ yếu tim và đầu nhỏ. Lên khám trước sinh.

Có cần bổ sung khoáng chất trước sinh không?

Nếu chế độ ăn tốt đầy đủ cân đối thì không cần, nhưng cần phải:

– Bổ sung acid folic giúp giảm dị tật ống thần kinh.

– Phụ nữ làm việc nơi có chì bổ sung thêm vitamin C và E giảm tác hại chì với thai nhi.

– Đa thai bổ sung tăng folate.

– Mẹ bị HIV : Bổ sung thêm selen có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua nhau thai.

– Không được uống rượu. Khi mẹ mang thai nghiện rượu thì bổ sung thêm vitamin nhóm B.

– Bệnh lý máu( henoglobin) : bổ sung thêm folate giúp tăng tốc thay thế hồng cầu.

– Bệnh tăng huyết áp: Bổ sung thêm canxi theo chỉ định giúp ổn định huyết áp.

– Bổ sung thêm DHA và inositol giảm trầm cảm sau sinh và bé thông minh.

Khi bạn dùng quá liều các vitamin và khoáng chất khi mang thai có hậu quả gì?

– Dùng quá nhiều vitamin tan trong dầu như A, D làm cho thai bị dị tật.

– Dùng quá nhiều selenium cũng gây dị tật.

– Dùng quá nhiều kẽm ức chế miễn dịch.

– Nhiều flour làm răng đổi màu

– Chú ý vitamin C cản trở hấp thu đồng , kẽm hạn chế hấp thu sắt…

Khi mang thai dùng thảo dược là an toàn?

Điều này là hoàn toàn sai lầm, nhiều sản phẩm thảo dược giảm đau, bồi bổ thần kinh, an thần có thể có alkaloid gây hủy gan, nhiều trà thảo dược có chứa chất hoạt tính giống digoxin,… tốt nhất dùng vừa phải và loại lành tính, nguồn gốc rõ ràng.

Tất cả các mẹ mang thai đều bổ sung sắt?

Không nhé. Nếu chế độ ăn bạn tối ưu đủ sắt thì không cần. Nhưng ngày nay việc ít ăn thịt đỏ hoặc chất lượng thịt không còn tốt nên cân nhắc bổ sung. Vì càng về sau mức hấp thu sắt ở thai nhi tăng cao.

Thức ăn nào phụ nữ nên dùng cung cấp sắt khi mang thai?

– Hàm lượng sắt cao: Sò , thịt đỏ, gan, đậu hủ và đậu đỗ, dùng chung với cam, nho , cà chua tăng hấp thu

– Hàm lượng sắt trung bình ( gạo và ngũ cốc)

– Hàm lượng sắt thấp : Thịt trắng( gà, cá hồi và thịt lợn mỡ, sản phẩm chế biến từ sữa.

Chú ý không dùng sắt cùng canxi, ít nhất sau canxi 1 tiếng. Trà và cafe cũng hạn chế hấp thu sắt.

Chế độ ăn kiêng cữ gì?

Tùy từng vùng miền và tập tục. Cái này phải theo dõi ngày từ trước khi mang thai xem có bệnh lý nào kèm theo, phong tục tập quán và tín ngưỡng.

Tuy nhiên khi mang thai hạn chế kiêng khem quá nhiều. Ở Việt Nam hạn chế thực phẩm sau

– Thực phẩm có thể gây co bóp tử cung : Rau chùm ngây, rau ngót.

– Kiêng thực phẩm có chất kích thích : rượu, cafe, thuốc lá, nước chè đặc

– Hạn chế ăn đồ ăn chiên dầu mỡ nhiều lần hoặc nướng cháy.

– Hạn chế ăn thịt hải sản sống , thực phẩm ôi thiu. Vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn.

– Giảm ăn các loại gia vị : Ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm.

Mang thai quá trẻ thì có nguy cơ gì?

Mang thai dưới 17 tuổi gia tăng nguy cơ sinh non, tử vong chu sinh, sinh con nhẹ cân. Những phụ nữ này cần có chế độ dinh dưỡng tốt và tăng kcal so với phụ nữ sinh con đúng tuổi và thăm khám định kỳ.

Pica là gì?

Chúng ta từng chứng kiến những phụ nữ khi mang thai ăn những thứ không phải thức ăn : Gạch non, vữa, đất sét… đó là Pica. Chưa rõ căn nguyên có thể do di truyền, thiếu khoáng chất hoặc phong tục.

Bài viết cùng chuyên mục