T2, 05 / 2014 1:35 sáng | f642f9a866e73f7bf91a8c5d307d10db

Dưới đây là một số loại dịch bệnh trẻ thường gặp trong mùa hè mà các bà mẹ cần quan tâm:

Sởi

Từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 4000 trường hợp mắc sởi xác định trong số hơn 18.000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, với 136 trường hợp nặng xin về và tử vong liên quan đến sởi tại khu vực miền Bắc. Bệnh sởi vẫn đang rất nóng trên cả nước, các bậc phụ huynh cần chú ý.

Tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng cũng đang vào mùa. Chân tay miệng là dịch bệnh nguy hiểm ở trẻ em, có thể gây tử vong cao vì bệnh chưa có vắc-xin phòng. Đây lại là bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa nên khả năng lây lan rất lớn trong dịch hè này.

Viêm não do virus

Viêm não do vi-rút là bệnh lưu hành thường xuyên ở nước ta, trọng tâm là VNNB. Bệnh thường xảy ra trong mùa hè, phổ biến từ tháng 4 đến tháng 9, đỉnh cao của bệnh là tháng 6. Ðây là mùa có nhiều quả chín, mưa nhiều, độ ẩm cao, thuận lợi cho sự sinh trưởng của các loài muỗi truyền bệnh và các loài chim mang mầm bệnh ăn quả chín. Lứa tuổi mắc bệnh thường là từ 1-15 tuổi, trong đó nhóm có nguy cơ cao là từ 1-9 tuổi. Do đó trong thời gian tới có thể số mắc tiếp tục gia tăng. Với bệnh viêm não, để tránh nguy cơ bị bệnh cho trẻ, gia đình chú ý nên đưa trẻ em đi tiêm phòng viêm não Nhật Bản theo đúng quy định.

Sốt xuất huyết

Theo các bác sĩ, sốt xuất huyết thường rải đều cả năm, đặc biệt vào mùa mưa nhưng không vì thế mà người dân chủ quan bởi mùa hè nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn.

Nên nghi ngờ trẻ bị bệnh nguy hiểm này khi sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C liên tục trong 2 – 3 ngày. Đến ngày thứ 3 – 4, trẻ có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da (gọi là nổi ban xuất huyết), nặng hơn nữa có thể ói ra máu, đi tiêu ra máu. Lưu ý các dấu hiệu nặng như li bì, vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít hoặc không tiểu để đưa đi cấp cứu.

Thủy đậu

Trung bình hàng năm, ở nước ta, số ca mắc thủy đậu khoảng 30-40 nghìn trường hợp, bệnh thường nhẹ và hầu như không có tử vong. Ads: Tuyên sinh cao đẳng dược hà nội | Cao đẳng dược phú thọ | Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, hầu hết bệnh ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên nếu như không kịp thời phát hiện, cách ly các trường hợp mắc bệnh thì virus sẽ rất dễ phát tán và lây sang người khác qua dịch miệng, mắt, mũi. Các công ty vắc-xin đã cung cấp đủ vắc-xin thủy đậu cho các cơ sở tiêm chủng.

Viêm họng

Mùa hè nắng nóng, thời tiết oi bức làm cơ thể dễ bị mất nước, nhất là trẻ em vì tính hiếu động, ham chơi đùa nên xuất tiết nhiều mồ hôi càng dễ bị thiếu nước. Nhẹ và vừa có thể làm cho cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, đi tiểu ít, táo bón… Nặng thì làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng hầu họng, đường hô hấp do không khí qua mũi không được làm ẩm, gây kích thích và làm cho phổi nhạy cảm với khói, bụi, hóa chất, viêm mũi dị ứng…

Vì vậy, người lớn nên chủ động cung cấp lượng nước cho trẻ. Mỗi ngày trẻ cần uống khoảng 50 – 60ml nước cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Nhu cầu nước uống tăng lên trong một số trường hợp như trẻ ra nhiều mồ hôi sau khi hoạt động thể lực hay vận động nhiều…

Ngộ độc thực phẩm

Thời tiết nóng nực rất dễ làm cho thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, nhiễm vi sinh vật gây bệnh (như vi trùng roi, khuẩn tả…). Trong khi, bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên khi tiếp nhận những thực phẩm ôi thiu, nhiễm khuẩn…sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nặng hơn là có thể gặp họa.

Do đó, khi nấu ăn cho trẻ, bạn cố gắng mua những thực phẩm còn tươi. Nếu là đồ đông lạnh thì hãy chú ý tới hạn sử dụng của thực phẩm ghi trên bao bì. Tuyệt đối không mua các thực phẩm có mùi vị bất thường.

Những căn bệnh này nếu chữa trị kịp thời nó sẽ không hề nguy hiểm với bé, tuy nhiên nếu không có những cách chăm sóc đúng cách nó sẽ trở thành đại dịch ảnh hưởng đến tính mạng của bé.


Bài viết cùng chuyên mục