T2, 02 / 2020 3:46 sáng | f642f9a866e73f7bf91a8c5d307d10db

Mà rõ ràng ban ngày bé chơi bình thường. Không ngạt mũi. Nhưng cứ đêm đến lên giường là ngạt mũi. Có nhiều mẹ cho con đi khám và vẫn không khỏi dù uống kháng sinh.

Nguyên nhân gây nên ngạt mũi ở trẻ

– Ngạt mũi do độ ẩm

– Ngạt mũi do dị nguyên.

Mũi cấu tạo của vách mũi có 3 xoăn mũi phối hợp với nhau thành 3 ngách mũi( trên, giữa , dưới). Trong 3 ngách mũi đó thì ngách mũi giữa là chịu trách nhiệm hít và thở không khí.

Ở người lớn thì ngách mũi giữa tương đối rộng nên ngạt mũi ít xảy ra trừ khi bạn viêm mũi xoang. Nhưng ở trẻ em thì khác , chỉ cần niêm mạc mũi hơi viêm và dày lên chút đã đủ để làm bé ngạt mũi.

Vậy hai trường hợp đó xảy ra khi nào :

– Khi không khí quá khô. Bé hít thở không khí khô , niêm mạc mũi bé theo cơ chế bảo vệ giữ lại hơi nước, chúng phồng to lên dẫn tới nghẹt mũi.

Đây là lý do giai đoạn đầu thì bé nghẹt. Nhưng khi đêm đến đỡ do người lớn và bé hô hấp khiến hơi nước bay ra tạo độ ẩm cho không khí.

– Phòng ngủ của trẻ em Việt Nam đa số bí bức do sợ gió máy. Chính vì điều này đa số phòng ngủ bí bức.

Kết hợp với việc qua một đêm ngủ , độ ẩm tăng lên nhưng các bạn không chịu để phòng thoáng khiến cho khí cặn trong phòng nhiều , độ ẩm cao, vi khuẩn phát triển. Khi bé ngủ dễ dẫn tới ngạt mũi do viêm.\

Cách nào bé hết ngạt mũi?

– Nếu không khí quá khô, trước khi bé ngủ , bạn lên làm tăng độ ẩm phòng lên hoặc bạn lấy một khăn nhúng vào nước nóng, bốc hơi nhỏ vào đó 2-3 giọt tinh dầu tràm. Để gần mũi bé ngửi. Hơi nước bốc lên và bé hít cũng đỡ ngạt.

– Khi bé ra bên ngoài chơi, yêu cầu các bạn phải có biện pháp làm thông thoáng phòng ngủ của bé, dọn sạch sẽ, đuổi hết khí cặn ra ngoài cho thông thoáng.

 

Bài viết cùng chuyên mục