Trong một lần cho con trai 21 tháng tuổi đi khám dinh dưỡng, bà mẹ một con như tôi mới biết rằng cho con uống quá nhiều sữa/ngày cũng gây nguy hại cho sức khỏe của con về lâu dài.
Con trai của tôi năm nay đã 21 tháng tuổi rồi. Tuy rằng cháu đang phát triển rất bình thường nhưng vợ chồng chúng tôi luôn lo ngại rằng cháu đang được uống quá nhiều sữa mỗi ngày.
Con trai tôi từ ngày chào đời đến bây giờ, trộm vía cháu vốn dĩ đã rất phàm ăn và đặc biệt là rất thích uống sữa. Cháu có thể uống bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào và số lượng sữa cháu uống khoảng 4-7cốc sữa/ ngày.
Tuy vợ chồng tôi cũng không quá quan tâm về cân nặng của cháy vì cháu vẫn tăng trưởng cân nặng bình thường so với những đứa trẻ khác. Nhưng từ khi bất ngờ đọc được thông tin cho rằng trẻ uống quá nhiều sữa cũng không tốt cho sức khỏe của cháu đã làm tôi thực sự cảm thấy lo lắng.
Vì thế, để giải tỏa lo ngại này, tôi đã mang con đi khám dinh dưỡng. Và qua thăm hỏi ý kiến chuyên gia, tôi đã nhận được câu trả lời và giải thích rất dễ hiểu về lý do tại sao các mẹ chỉ nên cho con uống sữa vừa đủ theo độ tuổi của các con. Bởi vì việc uống sữa quá nhiều có thể gây tổn hại cho con.
Trẻ uống quá nhiều sữa cũng là không tốt
Những rủi ro cho sức khỏe của con nếu uống nhiều sữa
Sau đây xin được chia sẻ thông tin và lý do tại sao các phụ huynh không nên cho con uống quá nhiều sữa/ngày nhé.
Lý do là vì sữa tuy được coi là thực phẩm và đồ uống rất tốt cho trẻ vì nó cung cấp protein, chất béo, canxi nhưng nếu uống nó quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Trẻ mới biết đi cho đến khi 4-8 tuổi không uống nhiều hơn 3 ly sữa mỗi ngày để tránh được tình trạng bị táo bón và tình trạng nhận được quá nhiều calo từ việc uống sữa. Khi cơ thể trẻ nhận được quá nhiều calo thường khiến trẻ không muốn ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng khác và trở nên thiếu cân. Ngược lại, nếu con bạn uống nhiều sữa mà vẫn có thể ăn uống tốt thì có thể dẫn đến thừa cân và đối mặt với béo phì.
Vì thế, cha mẹ trẻ hãy cho trẻ uống từ 3 ly sữa mỗi ngày. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ nhận được khoảng 600 đến 900 calo từ sữa. Và ước tính mỗi ngày bé cần khoảng 1300 calo từ sữa và các thực phẩm lành mạnh khác.
Nếu con bạn cũng uống rất nhiều nước trái cây/ngày thì trẻ đã có thể nhận được gần như tất cả lượng calo cần thiết từ việc uống sữa và ăn uống hàng ngày. Vì trong nước trái cây có rất nhiều protein, carbohydrate, vitamin, và khoáng chất còn đa dạng hơn hẳn sữa.
Một vấn đề khá nguy hiểm cho những trẻ uống quá nhiều sữa khi mới biết đi thường sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên nhân là do sữa không có chứa nhiều thành phần sắt trong nó mà muốn nhận được sắt trong chế độ ăn uống, bé buộc phải kết thân với nhiều loại thực phẩm giàu sắt khác. Do đó, nếu trẻ bị thiếu sắt do uống quá nhiều sữa/ngày mà không được phát hiện kịp thời sẽ khiến trẻ bị thiếu sắt trầm trọn.
Mặt khác, nếu con của bạn không bị thiếu sắt (bác sĩ khoa nhi của bạn có thể làm một xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh thiếu máu), thì trong sữa có chứa rất nhiều canxi, giúp bé tăng trưởng tốt, nhưng nếu quá dư thừa, canxi sẽ lắng đọng và gây các bệnh lý về thận. Ngoài ra, trẻ có thể phải đối mặt với một loạt các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, ung thư…
Lời khuyên cho các phụ huynh có con nhỏ thích uống sữa là:
– Chỉ nên cho con uống đúng đủ số lượng sữa khuyên dùng trên bao bì các sản phẩm. Đây là cách tính để đảm bảo dinh dưỡng cho bé cả ngày. Nếu bé đã ăn các thực phẩm khác thì phải giảm lượng sữa cung cấp.
– Cho con uống mấy cốc sữa/ ngày cần phải căn cứ theo lứa tuổi hiện tại của con bạn nữa. Nếu như bé từ 5 – 6 tháng tuổi trở đi, mỗi ngày cần uống 2 – 3 bình sữa cho đến khi 6 tuổi. Sau đó, tiếp tục bổ sung 1 – 2 ly sữa mỗi ngày cho đến khi 18 tuổi. Tuyệt đối không nên chiều con để con uống sữa thay nước.
– Nếu cha mẹ bé đang có quyết định giảm lượng sữa uống hàng ngày cho con thì nên nhanh chóng thực hiện và thực hiện bằng cách cắt giảm số lượng sữa khi pha sữa trong cốc một cách dần dần và dẫn đến giảm hẳn. Chẳng hạn như thay vì đang cho con uống 6 cốc/ ngày, bạn giảm xuống 4 cốc/ngày và rồi 2-3 cốc/ngày…
Nguồn: suckhoe